138 Vũ Phạm Hàm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

BỆNH VỀ MẮT

Các bệnh về mắt thường gặp mà bạn cần biết

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, đây là câu nói cửa miệng của nhiều người khi nói đến tầm quan trọng của bộ phận này. Một đôi mắt sáng cho thấy bạn là người thông minh, có cuộc sống tươi sáng và hòa nhã. Một đôi mắt không được khỏe sẽ khiến tâm lý của bạn trở nên stress nặng, vì vậy việc chăm sóc mắt rất quan trọng và đừng khinh thường nó nhé. Dưới đây là các bệnh về mắt thường gặp mà bạn cần lưu ý.

I. Các bệnh thường gặp về mắt

Trong bài này mình sẽ không nói đến những bệnh quá chuyên sâu như cận thị, viễn thị, mà chỉ nói đến các bệnh thường gặp ở mắt như: viêm giác mạc, lẹo mắt, viêm màng bồ đào, ... Vì đây là những bệnh mà hầu như ai cũng có thể đối mặt.

1. Viêm giác mạc

Viêm giác mạc là một bệnh khá phổ biến mà hầu như ai cũng có thể bị mắc phải. Bệnh này thường gây ra đau rát và rất khó chịu, để lâu ngày sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến mắt.

Nguyên nhân chủ yếu là do người bệnh quá chủ quan, không vệ sinh mắt, để các vật cứng nhọn gây tổn thương mắt, tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn làm vi khuẩn tấn công. Ngoài ra việc thiếu vitamin A cũng là một nguyên nhân khiến mắt bạn bị yếu đi và dễ bị tổn thương bởi điều kiện thời tiết bên ngoài.

Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh này là gây mù vĩnh viễn cho người bệnh, vì vậy khi bị viêm mạc thì bạn phải đi khám ngay và luôn nhé.

2. Lẹo mắt

Lẹo mắt hầu như ai cũng một lần trải qua, đây là bệnh không có gì nghiêm trọng lắm nhưng nó đủ để gây ra sự mệt mỏi cho người bệnh. Bệnh này do vi khuẩn tấn công vào tuyến lông chân mi và tạo viêm ngay vị trí đó, sau một thời gian từ 3 đến 4 ngày thì phát triển sưng to thành hạt gạo, thậm chí là bằng hạt bắp.

Bệnh này thường sẽ phải thực hiện tiểu phẫu để lấy chất dịch nằm bên trong, nếu không khi già lên mụn lẹo sẽ bị vỡ và có nguy cơ mắc thêm các bệnh khác về mắt vì trong dịch có rất nhiều vi khuẩn có hại.

Hiện nay có ba dạng lẹo mắt thường gặp nhất, đó là:

  • Lẹo bên ngoài: Hạt lẹo nằm phía ngoài gần mí mắt, tương đối dễ xử lý.
  • Lẹo bên trong: Hạt lẹo sẽ nằm phía bên trong của mi mắt, muốn thấy phải lật ngược mí mắt.
  • Đa lẹo: Hạt lẹo sẽ nằm cả bên trong lẫn bên ngoài mí mắt

Về cơ bản loại nào bạn cũng phải đến bệnh viện hoặc phòng khám mắt để thực hiện tiểu phẫu nhé, không nên tự ý xử lý tai nhà vì chỉ cần sơ xuất là hậu quả khôn lường. Cũng có một số người để liều vậy và cũng khỏi hoàn toàn chỉ sau từ 2 đến 3 tuần, nhưng nó thực sự rất nguy hiêm.

3. Giác mạc hình nón

Bình thường giác mạc có hình chỏm cầu nằm ở phía trước nhãn cầu nhưng khi bị tổn thương thì cấu trúc của giác mạc không còn được giữ nguyên như ban đầu nữa và biến đổi thành hình nón nên được người ta gọi là giác mạc hình nón. Bệnh này phổ biến nhất ở lứa tuổi thiếu niên và sẽ giảm dần sau 40 tuổi.

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính gây bệnh, nhưng theo đa số những bệnh nhân mắc bệnh này là 2 yếu tố sau:

Thứ nhất là do yếu tố di truyền của người nhà bệnh nhân làm cho người bệnh có cấu trúc giác mạc yếu nên lòi ra.

Thứ hai là do bụi bẩn xâm nhập vào mắt nên người bệnh dụi mắt quá nhiều, có thể làm tổn thương giác mạc tạo ra hiện tượng giác mạc hình nón.

Biểu hiện thường gặp của bệnh này cũng tương tự như biểu hiện của bệnh loạn thị đó là: nhìn mờ dù gần hay xa, hình ảnh nhìn bị nhòe, méo mó, nhìn một vật thành 2 hoặc 3 bóng mờ.

4. Viêm màng bồ đào

Màng bồ đào là bộ phận rất quan trọng của mắt vì chứa nhiều mạch máu của mắt. Viêm màng bồ đào là bệnh viêm lớp màng bồ đào khiến mắt bị sưng đỏ, nguy hiểm hơn là có thể dẫn đến tình trạng phá hủy mô mắt. Người mắc bệnh này cần chăm sóc và điều trị kịp thời vì bệnh phát triển rất nhanh và gây tổn thương đến mắt rất nghiêm trọng.

Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh đó là mắt bị đỏ, nhìn mờ hoặc tối, đau trong mắt, không nhìn ra nắng được và giảm thị lực rõ rệt.

Tùy thuộc vào vị trí xuất hiện viêm mà người ta chia viêm màng bồ đào thành 4 loại khác nhau:

  • Viêm mống mắt và thể mi gọi là viêm màng bồ đào trước
  • Viêm thể mi gọi là viêm màng bồ đào giữa
  • Viêm màng mạch gọi là viêm màng bồ đào sau
  • Viêm tất cả các phận của màng bồ đào gọi là viêm màng bồ đào toàn bộ

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm màng bồ đào là do mắt bị nhiều vi khuẩn, vi rút hay nấm xâm nhập dẫn đến nhiễm trùng và phá hủy mô mắt. Một số nguyên nhân khác là do người bệnh bị bệnh ung thư ảnh hưởng đến mắt, do chấn thương hoặc phẫu thuật mắt, do bầm mắt, ...

5. Đục thủy tinh thể

Thủy tinh thể là bộ phận trong suốt có hình tròn nhỏ nằm giữa lòng đen. Đục thủy tinh thể hay còn gọi là bệnh cườm khô, cườm đá, là hiện tượng thủy tinh thể bị mờ, đục dẫn đến tình trạng giảm thị lực, nhìn mờ và nặng hơn là có nguy cơ bị mù lòa.

Đây là căn bệnh có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhiều nhất là những người trung niên trên 50 tuổi. Một điểm đặc biệt ở căn bệnh này đó chính là đục thủy tinh thể thường hình thành ở cả hai mắt nhưng bệnh không bao giờ xảy ra cùng một lúc ở cả hai mắt.

Biểu hiện thường gặp nhất của bệnh đục thủy tinh thể đó là: thị lực kém, nhìn vật mờ như có màn che trước mắt, nhìn một vật thành nhiều vật, thường xuất hiện chấm đen hoặc đốm đen ngay trước mắt.

Một số nguyên nhân thường gặp của bệnh đục thủy tinh thể là: do bị cận thị quá nặng hoặc do người bệnh bị viêm màng bồ đào, viêm giác mạc, viêm kết mạc, ... ảnh hưởng. Người thường xuyên sử dụng các loại thuốc ảnh hưởng đến mắt như corticoid, thuốc hạ mỡ máu nhóm statin, , thuốc chống trầm cảm... cũng là nguyên nhân gây đục thủy tinh thể.

6. Tăng nhãn áp

Một số tên gọi khác của bệnh tăng nhãn áp đó là: bệnh thiên đầu thống, bệnh cườm nước hay còn gọi là bệnh glocom. Đây là bệnh xảy ra do áp lực thủy dịch trong nhãn cầu dẫn đến dây thần kinh thị giác bị hỏng và ảnh hưởng đến thị lực của mắt.

Bệnh này là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng mù vĩnh viễn.

Hiện nay có 4 loại tăng nhãn áp phổ biến đó là:

  • Tăng nhãn áp góc mở
  • Tăng nhãn áp bẩm sinh
  • Tăng nhãn áp góc đóng
  • Tăng nhãn áp thứ cấp

Tùy thuộc vào từng loại tăng nhãn áp mà triệu chứng của nó là khác nhau, nếu bạn găp những triệu chứng như sau thì cần đến gặp bác sĩ để xác định bệnh tăng nhãn áp loại nào từ đó có cách điều trị hiệu quả.

  • Mắt đau nhức, đỏ mắt
  • Nhức đầu kèm nhìn mờ
  • Thị lực ngày càng giảm
  • Nhãn cầu căng cứng
  • Nhạy cảm với ánh sáng

Cũng tùy từng loại nhãn áp mà nguyên nhân sẽ khác nhau. Thường thì bệnh tăng nhãn áp góc mở và tăng nhãn áp bẩm sinh sẽ do di truyền gây ra, tăng nhãn áp góc đóng là do có sự tắc nghẽn ống dẫn lưu trong màng mạch còn tăng nhãn áp thứ cấp là do ảnh hưởng từ các bệnh như tăng nhãn áp góc mở, tăng nhãn áp góc đóng, bị chấn thương mắt hoặc thường xuyên dùng các thuốc corticosteroids.

7. Thoái hóa điểm vàng

Thoái hóa điểm vàng là căn bệnh thường gặp nhất ở lứa tuổi trung niên, thường là trên 50 tuổi. Đây là hiện tượng võng mạc bị tổn thương dẫn đến các bệnh rối loạn về mắt ảnh hưởng đến khả năng nhìn của người bệnh.

Có 2 loại thoái hóa điểm vàng thường gặp nhất đó là: Thoái hóa điểm vàng dạng khô và thoái hóa điểm vàng dạng ướt.

Bệnh này rất khó để phát hiện vì không có triệu chứng rõ ràng, dấu hiệu phổ biến nhất là thị lực suy giảm, vật nhìn rất nhòe, nhìn các đường thẳng trở nên cong lượn sóng. Khi bệnh đã tiến triển sẽ gây giảm thị lực, tầm nhìn mờ dần, gây cảm giác đau nhức, khó chịu.

Nguyên nhân chính của thoái hóa điểm vàng đó chính là sự gia tăng của tuổi tác và do tính di truyền.

8. Võng mạc tiểu đường

Võng mạc tiểu đường là một biến chứng của bệnh tiểu đường, khiến cho các mao mạch ở võng mạc bị tổn thương, ảnh hưởng đến thị lực của mắt và gây ra những tình trạng như xuất huyết võng mạc, phù hoàng điểm, xuất huyết dịch kính,…thậm chí nếu bệnh nặng có thể dẫn đến mù lòa.

Người bị bệnh võng mạc tiểu đường cần phải điều trị kiên trì theo phác đồ điều trị của bác sĩ nhãn khoa, kết hợp với điều trị bệnh tiểu đường. Người bệnh cần tuân thủ lời khuyên của bác sĩ và khám mắt định kỳ.

Bệnh võng mạc tiểu đường có một trong những triệu chứng sau:

  • Thỉnh thoảng mất khả năng nhận biết màu sắc
  • Thị lực kém, mắt mờ
  • Mắt thường xuyên nhìn thấy các đốm đen hoặc các chớp sáng
  • Mắt thường bị nhòe khi đọc báo, xem tivi hay lái xe

Nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh võng mạc tiểu đường là do lượng glucose trong máu của cơ thể tăng quá cao sẽ ngăn chặn các mạch máu nuôi dưỡng võng mạc. Khi không đủ máu để phát triển thì mắt của cơ thể người bệnh sẽ tạo các mạch máu mới. Nếu những mạch máu này có vấn đề gì đó và không phát triển được như bình thường sẽ gây ra xuất huyết và tràn dịch vào trong võng mạc gây ra bệnh võng mạc tiểu đường.

9. Tật khúc xạ

Có thể bạn chưa biết thực ra tật khúc xạ là tên gọi chung của 3 loại bệnh về mắt phổ biến nhất hiện nay đó là: cận thị, viễn thị và loạn thị. Biểu hiện chung của bệnh này đó chính là không nhìn rõ được vật hay hình ảnh ở ngoài đời thực. Tật khúc xa tuy không nguy hiểm nhưng nếu không chữa trị kịp thời sẽ làm tình trạng nặng thêm và và làm thị lực suy yếu đáng kể.

Nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu về các loại tật khúc xạ hiện nay đó là cận thị có nghĩa là khó nhìn thấy rõ các vật ở xa, viễn thị là khó nhìn thấy vật ở gần và loạn thị là làm biến dạng hình ảnh, sự vật ở ngoài đời thực.

Mờ mắt là biểu hiện phổ biến nhất của tật khúc xạ. Ngoài ra, bệnh còn có một số triệu chứng như::

  • Thường xuyên mỏi mắt, nhức đầu
  • Không nhìn rõ các vật ở xa
  • Mắt rất nhạy cảm với ánh sáng
  • Nhìn 1 vật thành 2

Tất khúc xạ có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như sau:

  • Mắt làm việc quá nhiều trong thời gian dài
  • Học tập, làm việc và sinh hoạt trong môi trường có ánh sáng kém
  • Tư thế ngồi học, làm việc không hợp lý làm giảm lượng ánh sáng xung quanh chiếu vào
  • Sử dụng các thiết bị điện tử liên tục, đặc biệt là vào ban đêm

10. Bệnh khô mắt

Bệnh khô mắt cũng là một trong những bệnh về mắt phổ biến của nhiều người hiện nay, đặc biệt là dân công sở, văn phòng thường xuyên phải làm việc với màn hình máy tính trong thời gian dài. Bệnh này tuy không quá nguy hiểm nhưng sẽ gây nên nhiều khó chịu khiến người bệnh mệt mỏi làm giảm hiệu suất làm việc.

Dấu hiệu nghiêm trọng nhất của bệnh này là có thể dần dần giảm thị lực và luôn có cảm giác đôi mắt bỏng rát, nóng, mệt mỏi nặng trĩu. Ngoài ra còn xuất hiện thêm những biểu hiện thường thấy là nhìn lờ mờ sau khi chớp mắt, chảy nước mắt liên tục, ra ghèn trắng ở 2 hốc mắt.

Hầu hết tình trạng khô mắt là do khả năng tiết nước và việc thoát nước của mắt bị mất cân bằng. Theo các chuyên gia mắt nghiên cứu thì 2 nguyên nhân chính gây ra khô mắt do: Số lượng nước mắt tiết ra không đủ và chất lượng nước mắt không tốt. Ngoài ra nguyên nhân của bệnh còn do ảnh hưởng từ những bệnh khác gây nên những xáo trộn ở lớp nhờn và lớp nhầy làm cho mắt dễ bị khô.

1